Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Có Những Tấm lòng—



-
Lòng đói khát dễ dàng gặp Chúa,
Tâm trí nghi vấn khó gặp Ngài,
Lòng ai khao khát thỏa thay,
Nước hằng sống tưới dẫy đầy không thôi.
Lòng bất ổn chơi vơi tìm kiếm,
Chúa vinh quang hiện đến cho người,
Hết lòng cần kíp chào mời,
Ngài liền khải thị với người khiêm ti.
Hồn trôi nổi không gì nắm giữ,
Chiếc neo thần thượng cứu mà thôi,
Giữa giông bão đứng vững rồi,
Chúa là gốc rễ tuyệt vời cho cây.
Lòng cô quạnh được Ngài sưởi ấm,
Giữa thế giới rét đậm thê lương,
Bình an của Chúa khôn lường,
Tấm lòng tan vỡ, sầu thương tịnh bình.
Lòng nóng cháy linh trình tiến tới,
Linh tăng cường sức mới Chúa ban,
Nhà Ngài hầu việc đàng hoàng,
Ta lâng sử dụng chu toàn tín trung.
Lòng sa đọa buông lung lắm hướng
Tham quyền, ham tiền muốn tham ăn,
Nhà Cha phá nát tan hoang,
Lại còn lên mặt là đoàn đồng công.
Lòng kiêu ngạo khoe khoang khoác lác,
Mắt mù mờ nào thật thấy gì,
Chính mình hay hội thánh chi,
Cũng đều hoang tưởng diệu kì xưa nay.
Thiên Trình—11-3-2016

Chiếc Bình Chúa Dùng-



-
2 Tim. 2:20-21-Vả, trong một nhà lớn chẳng những có khí mạnh bằng vàng bằng bạc mà thôi, cũng có cái bằng gỗ bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang trọng, thứ thì dùng việc thấp hèn. Vậy, nếu ai tự làm sạch khỏi các khí mạnh ấy, thì sẽ như khí mạnh sang trọng, được biệt ra thánh, thích dụng cho chủ và sẵn sàng cho mọi việc lành.

-
Con mong thanh khiết trống không hơn,
Không tên tuổi nổi danh trường tồn,
Làm bình thanh khiết cho Chúa mãi,
Đầy dẫy Jesus Christ trong hồn.
Không cho bóng trái đất che ngang,
Ngăn bản ngã che mờ vinh quang,
Hầu rao truyền câu chuyện cứu rỗi,
Khi được dẫy đầy Ngài chu toàn.
Con như bình đất Chúa chọn ra,
Khi còn thơ dại nhiều năm qua,
Bình thật yếu ớt Ngài gìn giữ,
Chứa đựng Christ vĩ đại bao la.
Thế hệ con có lắm chiếc bình,
Nhỏ to, hèn quý đủ muôn hình,
Cảm ơn Chúa cho con đứng nổi,
Giữa cạnh tranh, giành giựt khiếp kinh./.
Minh Khải—11-3-2016

Tâm Sự Cìa Tiên Tri Sa-mu-ên—





-
1 Sa. 2 :12-17, 22,34, -Hai con trai của Hê-li là người gian tà, chẳng nhận biết Đức Giê-hô-va.  Các thầy tế lễ thường đãi dân chúng như vầy: Phàm khi có ai dâng của lễ, thì tôi tớ thầy tế lễ đến lúc người ta nấu thịt, tay cầm chĩa ba,  chích vào hoặc trong cái vạc, cái chảo, cái nồi, hay là trong chảo nhỏ. Hễ món nào dính chĩa ba, thì thầy tế lễ bèn lấy. Đó là cách họ đối với hết thảy dân Y-sơ-ra-ên đến Si-lô.  Lại trước khi xông mỡ, kẻ tôi tớ thầy tế lễ cũng đến nói cùng người dâng của lễ rằng: Hãy đưa thịt để nướng cho thầy tế lễ; người không nhậm thịt luộc của ngươi, nhưng chỉ nhậm thịt sống mà thôi.  Ví bằng người đó đáp rằng: Người ta sẽ xông mỡ, kế sau sẽ lấy phần chi đẹp ý ngươi, thì kẻ tôi tớ đó nói: Không; ngươi phải cho tức thì, bằng không, ta sẽ giựt lấy.  Tội lỗi của hai người trai trẻ nầy lấy làm rất lớn trước mặt Đức Giê-hô-va; vì họ gây cho người ta khinh bỉ các của tế lễ dâng cho Đức Giê-hô-va.
 Vả, Hê-li tuổi đã rất cao, được hay mọi điều hai con trai mình làm cho cả Y-sơ-ra-ên, và thế nào họ nằm cùng các người nữ hầu việc tại cửa hội mạc.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

SÁCH MÁC BÀI 2


LỜI GIỚI THIỆU
(2)
Kinh Thánh : Ês. 42 :1-4, 6-7 ; 49 :6-7 ; 50 :4-7 ; 53 :13-53 :12 ; Mác 10 :45
. Chúng ta đã thấy Phúc Âm này mô tả sự tuyệt hảo về những mỹ đức của Đấng Christ trong nhân tính của Ngài như một Nô Lệ. Phúc Âm Giăng giới thiệu Đấng Christ là Cứu Chúa-Đức Chúa Trời, Phúc Âm Ma-thi-ơ giới thiệu Ngài là Cứu Chúa-Nhà Vua, và Phúc Âm Lu-ca giới thiệu Ngài là Cứu Chúa-Con Người. Nhưng Phúc Âm Mác giới thiệu Ngài là Cứu Chúa-Nô Lệ. Vì vậy, chủ đề của Phúc Âm này là : Nô Lệ của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa-Nô Lệ của tội nhân. Trước hết, chúng ta sẽ thấy Chúa là Nô Lệ của Đức Chúa Trời và sau đó là Cứu Chúa-Nô Lệ của tội nhân.
NÔ LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Được Nói Trước Trong Sách Ê-sai
Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung vào lời tiên tri của Ê-sai về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Giê-hô-va.
Sự Chọn Lựa Của Đức Chúa Trời và Sự Vui Thỏa Của Ngài
Ê-sai 24:1 nói rằng: “ Nầy, đầy tớ Ta đây, là kẻ Ta nâng đỡ; là kẻ Ta chọn lựa, là kẻ mà hồn Ta lấy làm vui thích” -(Jesus Christ, Nô lệ của Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời chọn lựa giữa hàng tỉ người. Vì Ngài là sự chọn lựa của Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời vui thỏa trong Ngài. Vì vậy, Ngài trở nên sự vui thỏa của lòng Đức Chúa Trời.

SÁCH MÁC BÀI 1


LỜI GIỚI THIỆU
(1)
Kinh Thánh: Ês. 42:1-4, 6-7; 49:5-7; 50:4-7; 52:13-53:12; Mác 10:45
Chúng ta bắt đầu đợt nghiêng cứu sự sống trong Phúc Âm Mác với sứ điệp này. Phúc Âm Mác không sâu nhiệm như Phúc Âm Giăng và cũng không chứa nhiều dạy dỗ như được tìm thấy trong Phúc Âm Ma – thi – ơ. Một số người đọc Tân Ước có thể nghĩ rằng Phúc Âm Mác là “ Ga- li- lê” của bốn sách Phúc Âm, và một số người khác có thể thắc mắc là có điều gì tốt ra từ Ga – li – lê. Tuy nhiên, Chúa Jesus đến từ Ga – li – lê.
CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHÚA TẠI GA- LI – LÊ VÀ GIU- ĐÊ
Phúc Âm Giăng chủ yếu ghi lại chuyển động của Chúa tại Giu – đê và về những lời sâu nhiệm mà Ngài phán tại đó. Trái lại, Phúc Âm Mác chủ yếu ghi lại chức vụ của Chúa tại Ga – li – lê. Phúc Âm Mác không ghi lại nhiều về chuyển động hay dạy dỗ của Chúa tại Giu – đê.
Nếu muốn có một tiểu sử về đời sống và chức vụ của Chúa trên đất, chúng ta cần phải biết cách kết hợp Phúc Âm Giăng và Phúc Âm Mác với nhau. Khi kết hợp các Phúc Âm này với nhau, chúng ta có thể thấy chuyển động của Chúa trong miền Ga – li – lê và Giu – đê. Giu – đê là một tỉnh rất được tôn trọng, và thành phố Giê – ru – sa – lem tọa lạc tại đó. Nhưng tỉnh Ga - li – lê  bị xem thường và khinh miệt. Chuyển động của Chúa tại Ga – li – lê chiếm một tjowif gian dài hơn chuyển động của Ngài tại Giu – đê. Chúng ta cần thấy ký thuật trong Phúc Âm Mác là một ký thuật chủ yếu về chuyển động của Chúa, không ở Giu – đê mà ở Ga – li – lê.

SÁCH NHÃ CA Bài 10




BỐN GIAI ĐOẠN VỀ KINH NGHIỆM THUỘC LINH
TRONG SÁCH NHÃ CA
Kinh Thánh: Nhã 1:2-4a, 2:14; 4:8; 6:4
Dù là một sách ngắn như Nhã Ca chứa đựng nhiều hình ảnh và đầy những điểm quan trọng. Khi đọc sách này, chúng ta rất dễ lạc đường. Tuy nhiên, qua các văn phẩm của những người đi trước chúng ta, Nhã Ca được mở ra cho chúng ta. Nhã Ca là một câu chuyện sự sống thuộc linh về những kinh nghiệm Cơ Đốc, được tương trưng bởi một chuyện tình. Trong Nhã Ca, những kinh nghiệm này ở trong bốn giai đoạn
GIAI ĐOẠN MỘT – ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST THU HÚT
VÀ KÉO ĐẾN ĐỂ THEO ĐUỔI NGÀI
HẦU ĐƯỢC THỎA MÃN ĐẦY ĐỦ
Trong giai đoạn một, chúng ta được Đấng Christ thu hút và kéo đến để theo đuổi Ngài hầu được thỏa mãn đầy đủ (1:2-2:7). Giai đoạn này bao gồm nhiều điều: khao khát được Đấng Christ hôn; tương giao trong phòng bên trong; bước vào trong nếp sống Hội thánh bằng cách bước theo dấu chân bầy; được biến đổi bởi sự tái tạo của Linh: tham dự vào sự yên nghỉ của thỏa mãn của Đấng Christ

SÁCH NHÃ CA Bài 9




HI VỌNG ĐƯỢC CẤT LÊN
Kinh Thánh : Nhã.8 :1-14
Nhã Ca chương 8 bày tỏ hi vọng được cất lên của người yêu. Su-la-mít đã trưởng thành trong sự sống đến mức nàng đã trở nên Sa-lô-môn trong mọi phương diện và từ mọi góc độ, ngoài sự kiện nàng vẫn có xác thịt.
I. THAN THỞ VÌ XÁC THỊT
“Ồ, chớ chi chàng làm anh em tôi, / Kẻ đã bú mớm vú của mẹ tôi!/ Nếu tôi gặp chàng ở ngoài, / Ắt tôi sẽ hôn chàng, không ai khinh bỉ tôi được” (8:1). Nhận thức rằng mọi rắc rối đều đến từ xác thịt mình, người yêu mong ước Chúa làm Anh của nàng trong xác thịt, Người đã được sanh bởi ân điển, giống như nàng, và nàng có thể hôn Ngài như một Người giống như nàng trong xác thịt và không ai sẽ khinh bỉ nàng. Điều này ngụ ý đến sự than thở của người yêu vì xác thịt mình. Sự thiếu hụt này, nan đề này, chỉ có thể được giải quyết bằng sự cất lên

Người Có Tư Cách Thuộc Linh—




-
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Khi thiên trình khúc khuỷu, chông gai,
Từ những chất liệu bạn được nắn,
Nỗi đau thương có rỉ ra hoài?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Cuộc đời bị chà đạp nát tan,
Khi bão tố gầm vang nổi giận,
Niềm tin đặt đâu sẽ rõ ràng?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Khi bạn bè rạch mặt đau lòng,
Trên ân điển có nương dựa hẳn,
Dẫu là người hèn giữa đám đông?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Khi anh em nói xấu sau lưng,
Phải chăng nỗi buồn luôn gặm nhấm,
Xoay theo chiều gió để an thân?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Khi sấm động tôn giáo rền vang,
Trước cửa nhà người cuồng tín sấn,
Phải chăng bạn chống đỡ nỗi oan?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Giữa những lời nói dối giảng rao,
Dám nói ra sự thật nhiều bận,
Át ồn ào diễn giả tự cao?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Vật vã tranh chiến các ác linh,
Chứng tỏ bóng tối còn vương vấn,
Người tư cách thuộc linh chưa thành?
Bạn sống tốt hơn và đắc thắng,
Khi đối đầu ác quỷ hung hăng,
Cuộc chiến phơi bày bạn chắc chắn,
Thịnh vượng thuộc linh hay điêu tàn?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Khi thấy cô độc giữa nhân tình,
Hình ảnh bị che mờ, vẹo vặn,
Vui lời Chúa hứa ở bên mình?
Bạn sống tốt hơn hay cay đắng,
Không nặng mùi chua chát ngôn hành,
Chúa đền bù kho tàng bật tận,
Nắm tay Ngài thành thánh bước nhanh./.
-
Minh Khải cảm tác 7-3-2016
(phỏng tác theo bài thơ của Manju Suri, India—March, 6, 2016)

SÁCH NHÃ CA Bài 8




DỰ PHẦN TRONG CÔNG TÁC CỦA CHÚA
Kinh Thánh: Nhã.7:1-13
Vào cuối chương 6, người yêu sau khi đã trải qua các giai đoạn biến đổi khác nhau, đã trở nên bản sao của Sa-lô-môn. Bây giờ nàng được gọi là Su-la-mít (hình thức giống cái của Sa-lô-môn– Nhã. 6:13) vì nàng đã trở nên giống như Sa-lô-môn trong sự sống, bản chất và hình ảnh để tương xứng với ông cho cuộc hôn nhân của họ. Việc đôi bạn này trở nên một ngụ ý về Giê-ru-sa-lem Mới. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời cứu-chuộc (được tượng trung bởi Sa-lô-môn) và tất cả những người được chuộc của Ngài (được tượng trưng bởi Su-la-mít) trở nên một. Giê-ru-sa-lem Mới là sự hòa quyện của thần tánh và nhân tính để biểu lộ Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trải qua tiến trình và được  tổng kết trong các mỹ đức nhân tính.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

SÁCH NHÃ CA Bài 7





ĐƯỢC KÊU GỌI CÁCH MẠNG MẼ HƠN
ĐỂ SỐNG PHÍA TRONG BỨC MÀN
QUA THẬP TỰ GIÁ SAU SỰ PHỤC SINH
(2)
Kinh Thánh: Nhã.6:4-13
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét thêm vấn đề về việc được kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn qua thập tự giá sau sự phục sinh
II. ĐỜI SỐNG PHÍA TRONG BỨC MÀN
Nhã Ca 6:4-13 nói về đời sống phía trong bức màn. Ý nghĩa nội tại của phần này là người theo đuổi đáng yêu của Đấng Christ cần kinh nghiệm sự thăng thiên của Ngài bằng cách sống trong Nơi chí thánh phía trong bức màn qua thập tự giá sau khi đã kinh nghiệm sự phục sinh của Ngài
A. Sự Khen Ngợi Của Lương Nhơn
Các câu 4 đến 10 là sự khen ngợi của Người Yêu Dấu
1. Lương Nhơn Của Nàng, Quí Trọng Nàng
Như Người Yêu của Ngài, Khen Ngợi Nàng Rằng
Nàng Xinh Đẹp Như Nơi Thánh Trên Trời
Và Đáng Yêu Như Giê-ru-sa-lem Thuộc Thiên
“Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa, / Đáng yêu như Giê-ru-sa-lem” (c.4a). Lương Nhơn của nàng, quí trọng nàng như người yêu của Ngài, khen ngợi nàng rằng nàng xinh đẹp như Nơi thánh trên trời (Thiệt-sa-1 Các Vua 14:17) và đáng yêu như Giê-ru-sa-lem trên trời (Ga.4:26; Hê.12:22), ngụ ý rằng nàng sống trong Nơi chí thánh phía trong bức màn, kinh nghiệm sự thăng thiên của Đấng Christ qua thập tự giá sau khi đã kinh nghiệm sự phục sinh của Ngài
Trên các tầng trời có Nơi thánh của Đức Chúa Trời, được chia thành hai phần. Phần thứ nhất được gọi là Nơi thánh, và phần thứ hai là Nơi chí thánh. Ở giữa, có một vách ngăn, một sự ngăn cách, một bức màn. Hê-bơ-rơ 10:20 bảo chúng ta rằng bức màn trong Nơi thánh tượng trưng cho xác thịt. Trong Nơi thánh thuộc thiên có xác thịt; điều này là theo Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời
Một nguyên tắc cơ bản trong Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của thời gian và không gian. Với Ngài, không có yếu tố thời gian vì Ngài là Đức Chúa Trời của sự đời đời. Chúng ta quan tâm đến vị trí, nghĩ rằng không có xác thịt trên các tầng trời, nhưng Đức Chúa Trời quan tâm đến sự kiện. Dường như chúng ta ở trên các tầng trời, nhưng chúng ta vẫn có xác thịt và sẽ tiếp tục có cho đến khi Đức Chúa Trời hoàn thành và tổng kết Cuộc gia tể Ngài cách tuyệt đối
Trong kinh nghiệm thuộc linh, chúng ta được tình yêu của Chúa thu hút và được chính Chúa kéo đến trong sự ngọt ngào của Ngài. Chúng ta đi theo Ngài bằng cách theo dấu chân của các thánh đồ trong Hội thánh qua các thế kỷ. Sau đó, chúng ta bước vào mối tương giao với Ngài trong linh. Trong mối tương giao này, chúng ta được hướng dẫn về cách bước vào nếp sống Hội thánh và trong nếp sống Hội thánh, chúng ta đang được biến đổi. Chúng ta có vẻ đẹp qua sự biến đổi này và cũng có sự yên nghỉ, che phủ và thỏa mãn. Tất cả những ý nghĩa thuộc linh này tương xứng với những gì Sa-lô-môn đã viết giai đoạn kế tiếp là giai đoạn sống trên trời như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Sau khi kinh nghiệm giai đoạn này, chúng ta tiến đến kinh nghiệm việc xé bức màn. Bức màn trong Đền Thờ đã bị xé ra bởi sự chết của Đấng Christ (Mat.27:51). Tuy nhiên, bức màn xác thịt vẫn chưa được cất đi. Đúng hơn, bức màn này vẫn còn để Đức Chúa Trời sử dụng trong việc hoàn hảo những thánh đồ tìm kiếm của Ngài. Chẳng hạn, chắc chắn Phao-lô là một anh em trưởng thành, đã trải qua giai đoạn sống trên các tầng trời như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Nhưng theo 2 Cô-rin-tô chương 12, Đức Chúa Trời đã ban cho ông một “giằm xóc trong xác thịt” (c.7) Ở đây, chúng ta thấy rằng ngay cả một người trưởng thành và thuộc linh như vậy vẫn có thể bị rắc rối bởi xác thịt. Điều này cho thấy rằng dù chúng ta có thể có yếu tố của Đức Chúa Trời bao nhiêu trong linh được tái sinh, hay đã được thánh hóa, biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của con trưởng Đức Chúa Trời bao nhiêu, nhưng hễ còn sống trên đất, chúng ta vẫn còn xác thịt.
Trong khi sự tái sinh của linh xảy ra tức khắc, thì sự biến đổi của hồn lại tiệm tiến. Sự cứu chuộc thân thể chúng ta cũng tiệm tiến. Phao-lô nói rằng người bề trong của chúng ta đang được đổi mới nhưng người bề ngoài, thân thể chúng ta, đang hư nát hằng ngày. Đây là sự sắp xếp của Đức Chúa Trời theo cuộc gia tể Ngài. Đức Chúa Trời không dự định để chúng ta đạt đến tiêu chuẩn cao về thuộc linh đến nỗi xác thịt không còn hiện diện. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là giữ chúng ta sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới trong sự phục sinh, dù chúng ta có thể thuộc linh đến đâu. Chúng ta có thể nghĩ rằng trong sự phục sinh không nên còn xác thịt nữa, nhưng Đức Chúa Trời vẫn cần nó để thực hiện điều gì đó trong chúng ta
Vì xác thịt vẫn còn ở với chúng ta nên chúng ta cần xử lý xác thịt hằng ngày bằng cách thức canh và cầu nguyện. Nếu không thức canh, xác thịt sẽ hành động. Trong sự cầu nguyện, chúng ta cần thức canh, cầu nguyện trong linh.
Trong Nhã Ca 6:4, Giê-ru-sa-lem là dấu hiệu về tính hoàng gia. Càng thuộc thiên, chúng ta càng trở nên vua. Hoàng gia là cai trị giống như vua. La Mã chương 5 nói rằng những người nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công chính cách dư dật  sẽ cai trị trong sự sống (c.17). Tuy nhiên, dù chúng ta có thể tính hoàng gia và sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh, thì cẫn còn có bức màn trong Nơi thánh trên trời. Điều này cho thấy rằng dù có thể thuộc linh đến đâu, chúng ta vẫn còn trong xác thịt, là bức màn. Vì thế, chúng ta cần học tập trải qua bức màn bởi sự xử lý của thập tự giá hằng ngày. Khi đó, chúng ta sẽ sống phía trong bức màn, trong Nơi chí thánh, là chính Đức Chúa Trời. Đây là giai đoạn cao nhất trong kinh nghiệm của người yêu của Đấng Christ như được trình bày trong Nhã ca. Khi đạt đến giai đoạn như vậy, chúng ta sẽ không có gì để làm ngoài trông đợi và hi vọng được cất lên
2. Người Yêu Trở Thành
Nơi Thánh Thuộc thiên Và Giê-ru-sa-lem Thuộc thiên
Là Do Chiến Thắng Của Nàng Trên Những Kẻ Thù
Lời khen ngợi nầy của Lương Nhơn ngụ ý rằng việc người yêu trở thành Nơi thánh thuộc thiên và Giê-ru-sa-lem thuộc thiên do chiến thắng của nàng trên những kẻ thù. Chỉ bằng cách làm người đắc thắng, người thắng hơn những kẻ thù, chúng ta mới có thể sống phía trong bức màn.
4. Một Dấu Hiệu Về Sự Trưởng Thành
Của Người Yêu Trong Sự Sống
Vì Sự Xây Dựng Của Đức Chúa Trời
Trước kia, người yêu được ví như ngựa cái giữa những xe ngựa của Pha-ra-ôn, một hoa hồng tại Sa-rôn, một hoa huệ trong trũng và giữa những gai gốc, chim bồ câu, trụ khói, giường, kiệu, vườn và nguồn với dòng suối, nhưng bây giờ nàng được ví như nơi cư ngụ thuộc thiên của Đức Chúa Trời và Giê-ru-sa-lem thuộc thiên, ngụ ý đến sự trưởng thành của nàng trong sự sống vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời
Vì sự xây dựng Thân thể Đấng Đấng Christ, chúng ta cần trưởng thành của sự sống. Ê-phê-sô 4:12-16 nói về sự xây dựng Thân thể, bảo rằng chúng ta cần lớn lên đạt đến mức trưởng thành để Thân thể Đấng Christ có thể được xây dựng. Xây dựng Hội thánh cách tổng quát chỉ đòi hỏi năng lực quản lý, sắp xếp và quan tâm đến những điều nào đó. Đây không phải là điều gì đó mang tính hữu cơ mà là điều gì đó được tổ chức theo sự quản  lý của con người. Tuy nhiên, sự xây dựng Thân thể không liên hệ gì đến khả năng tổ chức, quản lý, và sắp xếp công việc của chúng ta. Thân thể Đấng Christ là một cơ cấu hữu cơ, không phải một tổ chức. Việc xây dựng cơ cấu hữu cơ này tùy thuộc vào sự lớn lên và trưởng thành trong sự sống. Việc xây dựng Thân thể thì mang tính hữu cơ.
Để xây dựng Thân thể cách hữu cơ, chúng ta cần trưởng thành. Đây là lý do chúng ta hiện đang nhấn mạnh đến sự xây dựng Thân Thể nhiều hơn là xây dựng Hội thánh. 1 Ti-mô-thê là sách nói về Hội thánh như Nhà của Đức Chúa Trời (3:15). Không có điều gì trong sách này nói về sự xây dựng Thân thể  Đấng Christ. 1 Ti-mô-thê chương 3 nói về sự sắp đặt  các trưởng lão và chấp sự trong sự phục vụ, nhưng Ê-phê-sô không nói về các trưởng lão và chấp sự. Thay vì thế, sách này nói về các chi thể đang lớn lên. Trước hết, chúng ta cần lớn lên, và rồi, chúng ta có thể hoàn hảo người khác. Sự hoàn hảo này là theo 2 Cô-rin-tô chương 13, trong đó Đấng  Christ đang sống và lớn lên trong chúng ta (c.5) và chúng ta đang vui hưởng Đức Chúa Trời Tam Nhất trong tình yêu của Cha, ân điển của Con, và sự tương giao của Linh (c.14). Đây là sự xây dựng Thân thể, không phải sự xây dựng Hội thánh như một loại tổ chức. Sự xây dựng này, mà vì đó chúng ta cần sự trưởng thành trong sự sống, là duy nhất. Chính Thân thể hữu cơ của Đấng Christ mới là điều sẽ tổng kết Giê-ru-se-lem Mới hữu cơ trong trời mới đất mới
5. Lời Có Vẻ Như Sự Khước Từ Của Chúa
“Hãy xây mắt mình khỏi ta, / vì nó làm cho ta bối rối” (Nhã. 6:5a). Đây là lời có vẻ như khước từ của Chúa (đc. Mác 7:25-27; Ghi. 11:5-7; Xuất 32:10; Sáng. 32:26), nhưng thật ra đó là lời mời gọi người yêu bày tỏ tình yêu đắc thắng đối với Ngài. Một sự khước từ như thế thực ra là một loại chào đón. Khi Chúa phán: “Hãy xây mắt ngươi khỏi Ta”, Ngài thực sự đang phán rằng chúng ta nên để mắt nơi Ngài không thôi. Khi yêu ai, chúng ta muốn người đó lúc nào cùng nhìn mình. Lời của Lương Nhơn là những lời mời gọi người yêu bày tỏ tình yêu đắc thắng của nàng đối với Ngài.
6. Tóc Người Yêu Giống Như Một Đàn Dê
“Tóc mình khác nào đàn dê / trên triền núi Ga-la-át” (Nhã 6:5b). Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4:1b
7. Răng Người Yêu Giống Như Bầy Chiên Cái
“Răng mình như bầy chiên cái, / Từ nơi tắm rửa mới lên; / Thảy đều sanh đôi, / không một con nào non sẻ” (6:6). Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4:2.
8. Má Người Yêu Giống Như Một Miếng Lựu
“Má mình trong lúp tợ một miếng lựu” (6:7). Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4:3b.
9. Lương Nhơn Của Nàng
Được Nhiều Tín Đồ Khác Yêu Mến
“Có sáu mươi hoàng hậu, tám mươi cung phi, / Và nhiều vô số con đòi. / Chim bồ câu ta, người hoàn hảo ra, / Vốn là có một, con một của mẹ mình. / Kẻ kén chọn của người đã sanh đẻ mình. / Các con gái đều thấy nàng, và xưng nàng có phước, / Đến đỗi những hoàng hậu và cung phi cũng đều khen ngợi nàng” (c.8-9). Ở đây, chúng ta thấy rằng Lương Nhơn của nàng (Sa-lô-môn, tượng trung cho Đấng Christ theo nghĩa tích cực) được nhiều tín đồ khác yêu mến, một số là các hoàng hậu, một số là các cung phi và một số là những trinh nữ (tất cả đều mang ý nghĩa tích cực trong thơ ca), nhưng Lương Nhơn của nàng, xem nàng là người yêu và người hoàn hảo của Ngài, khen ngợi nàng là người yêu duy nhất của Ngài, người duy nhất được kén chọn, được tái sinh bởi ân điển
10. Lương Nhơn Khen Nàng Như Rạng Đông
“Người nữ này là ai, hiện ra rạng đông, / Đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời » (c.10a). Lương Nhơnkhen nàng như rạng đông, đẹp như mặt trăng và tinh sạch như mặt trời, đem ánh sáng đến và chiếu sáng trên người khác
11. Đáng Sợ Như Đạo Quân Giương Cờ Xí
Trong câu 10b Lương Nhơn lại nói rằng người yêu đáng sợ như đạo quân giương cờ xí. Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4b
B. Công Việc Của Người Yêu
“Tôi đi xuống vườn hạch đào, / Đặng xem cây cỏ xanh tươi của trũng, / Đặng thử coi vườn nho đã nứt đọt, / Thạch lựu đã nở hoa chưa” (c.11). Ở đây, chúng ta thấy công việc của người yêu. Nàng làm việc trên chính nàng như vườn đang lớn lên, như thung lũng mọc lên những thứ xanh tươi, như nho nứt đọt và như thạch lựu đang trổ hoa. Nàng làm việc trên chính nàng như vườn đặc biệt để trồng hạch đào, trồng thức ăn cứng và mạnh. Nàng xem chính mình không chỉ là vườn trồng những thứ mềm mà còn là vườn cây ăn trái trồng những hạch đào đặc biệt cho Đấng Christ.
C. Sự Tiến Bộ Và Chiến Thắng Của Người Yêu
Các câu 12-13 mô tả sự tiến bộ và chiến thắng của người yêu
1. Người
Không Ý Thức Mình Đang Tiến Bộ Nhanh
“Không ngờ, hồn tôi đặt tôi / Ở giữa các xe ngựa của những người quí tộc” (c.12). Người yêu không ý thức rằng nàng đang tiến bộ nhanh như những xe ngựa của những nhà quí tộc đanh tiến tới
2. Những Người Được Người Yêu Thu Hút
Xin Nàng Trở Về
“Hỡi Su-la-mít, hãy trở về, hãy trở về!/ Khá trở về, trở về, hầu cho chúng tôi xem thấy người. / Vì sao các người muốn thấy người Su-la-mít, / Như thấy sự nhảy múa của hai trại quân?” (c.13). Những người được người yêu thu hút xin nàng trở về để họ có thể ngắm xem nàng như hai trại của đạo quân đang ăn mừng chiến thắng bằng cách nhảy múa (đc. Sáng.32:2)

Trong Nhã Ca 6:13, Sa-la-mít, tên của người yêu, là hình thức thuộc giống cái của Sa-la-môn, lần đầu tiên được dùng, ngụ ý rằng vào thời điểm này, người yêu đã trở nên bản sao của Sa-lô-môn, người phối ngẫu, giống như Sa-lô-môn trong sự sống, bản chất và hình ảnh, như Ê-va giống với A-đam (Sáng. 2:20-23), có nghĩa là người yêu của Đấng Christ trở nên giống như Ngài trong sự sống, bản chất và hình ảnh để tương xứng với Ngài  ( 2 Cô.3:18; La.8:29) cho cuộc hôn nhân của họ 

SÁCH NHÃ CA Bài 6




ĐƯỢC KÊU GỌI CÁCH MẠNh MẼ HƠN
ĐỂ SỐNG PHÍA TRONG BỨC MÀN
QUA THẬP TỰ GIÁ SAU SỰ PHỤC SINH
(1)
Kinh Thánh: Nhã.5:2-6:3
Trong 5:2-6:3, người yêu của Đấng Christ được kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn qua thập tự giá sau sự phục sinh. Trong đền tạm trên trời (Hê.8:2; 9:11-12, 24) có một bức màn ngăn Nơi thánh với Nơi chí thánh. Màn này là hình bóng về xác thịt chúng ta (10:19-20). Để chúng ta bước vào trong Nơi chí thánh, màn này phải bị xé. Điều này ngụ ý rằng dù ở trong sự thăng thiên, ở trong linh bao nhiêu, chúng ta vẫn còn trong sáng tạo cũ và vẫn còn mang xác thịt này. Vì vậy, ngay cả sau khi kinh nghiệm sống trong sự thăng thiên, chúng ta vẫn cần kinh nghiệm về thập tự giá.
Đừng bao giờ nghĩ rằng khi còn sống trong sáng tạo cũ, chúng ta có thể đạt tới mức thuộc linh cao đến nỗi không còn ở trong xác thịt nữa. Hãy xem trường hợp của sứ đồ Phao-lô, chắc chắn ông là một người rất thuộc linh. Sau khi Đức Chúa Trời đã ban cho ông những khải thị cao, Ngài cũng ban cho ông “một cái giằm xóc trong xác thịt” để cảnh báo ông rằng ông vẫn còn có xác thịt (2 Cô 12:7)

Nếp Sống Hội Thánh—The Church Life- 3




Nếp Sống Hội Thánh—The Church Life- 3
Những Người Chăn Bầy-
-
Nếp sống hội thánh gì? Đó là nếp sống tập thể thuộc linh, nếp sống của một Thân Thể Chúa, bao gồm nhiều nếp sống của các thánh đồ biết cách tác nhiệm, biết thi hành chức năng của mình tại một địa phương khi họ nhóm họp vào ngày Chúa nhật và thường liên hệ nhau trong đời thường.
Như tôi đã nói, hội thánh Công giáo và Chính thống không có nếp sống hội thánh, họ chỉ có nếp sống các ngày giờ ban thánh lễ, mà họ gọi là phụng vụ. Các hội thánh cải chánh phần nhiều không có nếp sống hữu cơ của hội thánh, mà chỉ có các thì giờ nghe bài giảng mà họ gọi là giờ thờ phượng. Hai loại phụng vụ và thờ phương trên đây không phản ảnh nếp sống hội thánh hữu cơ khi nhóm họp. Chỉ có hai loại hội thánh Anh em Tây phương, Đông phương và nhiều nhóm hội thánh tự do khác biểu lộ nếp sống hội thánh, nhưng ngay nay đã suy thoái và sai lạc rất nhiều, nếu chiếu theo khải thị của Kinh thánh.
Hôm nay tôi bàn luận đôi điều về nhân viên hội thánh mà người ta gọi sai là “nhân sự”—những người chăn chiên, nhà lãnh đạo hội thánh.
Cả các hội thánh Công giáo, Chính thống, Tin lành đều có hệ thống cấp bậc nghiêm khắc của hàng giáo phẩm, mà Chúa Jesus gọi là đảng Nicola, chủ trị cách độc tài trên dân Chúa.