Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Ý NGHĨA CỦA ĐỨC TIN

Ý NGHĨA CỦA ĐỨC TIN

    Đức tin là sự tự hạ mình để nương cậy Đức Chúa Trời. Đức tin tự gở mình khỏi những nơi nương tựa khác, những dây trói buộc của thế giới và tự buộc mình vào với Đức Chúa Trời, bằng cách an nghỉ nơi Ngài. Đức tin lấy Đức Chúa Trời làm Đối Tượng, lấy lời Ngài làm Bảo Đảm.

   Lần đầu tiên từ ngữ “tin” xuất hiện là trong Sáng thế ký 15:6, “Áp-ram tin Đức Giêhova thì Ngài kể sự đó là công bình cho Ngài”. Từ ngữ Heboro nầy “aman” có nghĩa “nâng đỡ”. Nó được dùng chỉ về một bà mẹ nuôi con mình, bồng ẵm nó. Từ ngữ nầy được dịch là “bồng ẵm” nuôi nấng  trong Esai 60:4. Con trẻ được cánh tay bà mẹ vòng qua thân thể nó để nâng đỡ thể nào, thì Apram cũng an nghỉ trên lời Đức Chúa Trời và được cánh tay Đức Giehova che chở, gìn giữ mình thể ấy.

   Từ ngữ “đức tin” mang hai ý nghĩa. Đức tin khách quan và đức tin chủ quan. Đức tin khách quan là tín lý, tín điều do Kinh thánh đề ra. Đây là những điều chúng ta tin về Đức Chúa Trời và về Kinh thánh. II Timothe4:7 nói Phaolo giữ gìn các điều ông tin đến ngày lâm chung. Còn đức tin chủ quan là hành động tin của tín đồ, là đức tin trong kinh nghiệm. Galati 2:20 nói Đấng Christ là đối tượng đức tin của chúng ta ( khách quan), còn đức tin của Con Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta để chúng ta tin Ngài, là kinh nghiệm, là niềm tin chủ quan của chúng ta.

   Đức tin là gì? Roma 3:22 chép, “sự công nghĩa của Đức Chúa Trời bởi đức tin đến( của) Jesus Christ cho mọi người tin”. Kinh thánh Anh văn dịch “đức tin của Jesus Christ”.
   Đức tin có một đối tượng và đức tin do đối tượng ấy sinh ra. Đối tượng nầy là Jesus, Đức Chúa Trời nhục hóa. Khi con người nghe Ngài, biết Ngài, đánh giá Ngài, quí trọng Ngài, Ngài khiến đức tin phát sinh trong con người đó, giúp người đó tin Ngài. Do đó Chúa trở nên đức tin trong người, nhờ đó người tin Ngài. Nên đức tin nầy thuộc về Chúa.

   Khi chúng ta nghe phúc âm, người rao giảng mô tả Đấng Christ cho chúng ta. Càng nghe, chúng ta càng thấy Đấng Christ và được thu hút đến với Ngài. Để minh họa điều nầy, chúng ta có thể nói một người nam yêu một người nữ do nhìn thấy nàng. Càng nhìn nàng, anh càng yêu nàng. Con người duyên dáng của nàng làm nảy sinh trong anh tình yêu dành cho nàng. Thật ra đó không phải là tình yêu của anh, mà là sự thu hút của nàng. Những người rao giảng Đấng Christ trình bày vẻ đẹp của Ngài. Sau khi nghe một lời như vậy về Đấng Christ, tức là sau khi thấy một Đấng Christ như vậy, trong lòng anh em cảm thấy quí Ngài, sự quí mến của anh em đối với Ngài là phản ứng của anh em trước sự thu hút của Ngài. Chúng ta có thể tin Chúa Jesus vì nghe nói về Ngài, tức là vì chúng ta thấy Ngài. Do Ngài hành động, do Ngài truyền chính Ngài vào chúng ta mà chúng ta có thể tin Ngài.

  Có hai sách trong kinh Tân ước diễn tả đức tin cách sinh động là phúc âm Giăng và Sứ Đồ.
   Sách Giăng thể hiện sự tin Đức Chúa Trời. Động từ “tin” (pisteno) xuất hiện 99 lần trong sách Giăng. Câu đáng ghi nhớ là 1:12, “nhưng hễ ai đã tiếp nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền bính trở nên con cái Đức Chúa Trời là ban cho những kẻ tin đến (vào trong) danh Ngài”. “Tin vào trong” (believe into) là sự liên hiệp hữu cơ với Chúa do tin Ngài.

   Quyễn sách thể hiện hành động tin nữa là Sứ đồ. Câu đáng ghi nhớ là 16:31, “ hãy tin (trên) Chúa thì ông sẽ được cứu”.Tin Lành Giăng chép “believe into” còn Sứ đồ chép” believe on”.Đó là hai giới từ khách nhau, mang ý nghĩa đặc biệt, mà bản Kinh thánh Việt văn không dịch được.
   Tại sao phúc âm Giăng chỉ chép “tin vào Con” ( believe into The Son), còn Sứ đồ chỉ chép’ tin trên Chúa) (believe on the Lord)? Tại sao mỗi sách chỉ dùng cụm từ độc quyền của mình, và không bao giờ dùng lẫn lộn?

   Trong phúc âm Giăng, chính Con là Đấng chúng ta tin vào (believe into) (3:16); nhưng trong Sứ đồ, chính Chúa là Đấng chúng ta tin trên (believe on). Giăng 3:36 chép, “ai tin vào trong Con thì có sự sống đời đời”. Còn Sứ đồ 9:42 ,”cả Gióp bê... nhiều người đã tin trên (believe on) Chúa”.

   Trong các thư tín của Giăng, Con là để truyền đạt sự sống (I Giăng 5:12), trong khi trong sách Sứ đồ, thì sau khi thăng thiên, Chúa là để thực hiện uy quyền (Sứ 2:36), một sự việc liên hệ quyền làm Đầu của Ngài.Do đó việc chúng ta tin nơi Ngài có quan hệ đến sự sống và uy quyền, vì Ngài vừa là sự sống, vừa là Đầu của chúng ta. Là Đầu của Thân Thể , Ngài là Chúa.
  Tin vào Con là liên hiệp hữu cơ với Chúa, tin trên Chúa là dựa nương, bám lấy Ngài.

   Tin Đấng Christ là Chúa Jesus Christ, có nghĩa tin Ngài với tư cách Con Đức Chúa Trời, do đó được ban cho sự sống đời đời, tin Ngài với tư cách Jesus và do đó được cứu rỗi, tin Ngài với tư cách là Christ, do đó được thánh hóa, và tin Ngài với tư cách là Chúa, và do đó được Ngài điều khiển. Đó không chỉ là một tác động bèn là một thái độ sống. Một hành động như vậy nói lên sự bám sát vào như khi ta tự buông mình để chỉ tuyệt đối tin cậy vào đối tượng của đức tin./.